当前位置:首页 > Công nghệ > Siêu máy tính dự đoán Man City vs Crystal Palace, 18h30 ngày 12/4 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 11/4: Cay đắng xa nhà
Chàng trai thích các dự án vì cộng đồng
Theo Trần Trung Hiếu, để khởi nghiệp thì việc dám dấn thân, chấp nhận rủi ro và kiên trì là những điều không thể thiếu.
Ngay khi còn học ở lớp chuyên Tin – Trường THPT chuyên Sư phạm (ĐHQG Hà Nội), cậu đã tự tìm hiểu, mày mò cách tạo ra các phần mềm. Những sản phẩm này thường hướng tới cộng đồng, được nhiều người dùng và mang tính liên kết tốt.
![]() |
Trần Trung Hiếu |
Một sản phẩm tiêu biểu của thời kỳ này là dự án mang tên Inputoo, được Hiếu làm vào năm lớp 11. Đây là trang web hỗ trợ hỏi đáp cho cộng đồng Việt Nam, tương tự Yahoo Answers khi ấy. Lúc đó, có khoảng gần 1.000 người sử dụng sản phẩm Inputoo. Thành công bước đầu này là động lực giúp Hiếu thêm niềm khát khao khởi nghiệp.
Tới khi vào ĐH, ngay khi là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH FPT - Hiếu đã tính chuyện đi làm thêm cho các dự án để tích lũy vốn và kinh nghiệm. Cậu không chỉ hỗ trợ các cựu sinh viên trong trường thành lập một công ty phần mềm mà còn thành lập team (nhóm) chuyên nhận làm các dự án outsourcing (thuê ngoài) cho thị trường Nhật.
Cùng thời điểm ấy, Hiếu vẫn tích cực tham gia các dự án vì cộng đồng như thành lập CLB Web tại ĐH FPT với hơn 100 thành viên. Hiếu còn là người đồng sáng lập Google Developer Hà Nội - Cộng đồng những nhà phát triển ứng dụng Google do Google bảo trợ nhằm giúp mọi người tiếp cận với các công nghệ mới.
Tới năm 2014, khi là sinh viên năm cuối, một số dự án cộng đồng tạm gác lại nhưng cậu vẫn duy trì làm thêm để tích lũy vốn. Thời điểm này, Hiếu thay đổi “chiến thuật”. Thay bằng tự nhận dự án outsourcing thì Hiếu quyết định xin vào làm trực tiếp tại các công ty phần mềm. Lý do của sự thay đổi, như Hiếu chia sẻ, là để có thêm kinh nghiệm quản lý dự án cũng như quản trị nhân sự sau này.
Với ý nghĩ đó, chàng trai trẻ muốn làm một CV xin việc thật ấn tượng, bắt mắt. Tuy nhiên, loay hoay mãi Hiếu vẫn không làm được bởi không biết về thiết kế đồ họa. “Lúc đó, mình có lên google search các mẫu CV thì cái nào cũng giống cái nào và thấy không tiện ích. Rồi mình nghĩ, nhiều bạn trẻ chắc cũng gặp vấn đề như mình trong lúc làm CV nên mình thấy rằng giá như có một trang web giúp các bạn ấy sẽ tốt hơn”, Hiếu nhớ lại.
Để tìm hiểu thực tế nhu cầu làm CV ấn tượng, nhanh gọn, Hiếu đã tiến hành khảo sát 1.000 ban trẻ, đa phần là sinh viên. Kết quả cho thấy, có đến 70% trong số đó muốn có CV đẹp, ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng lại không biết cách làm thế nào. Chính điều này càng thôi thúc Hiếu phát triển một công cụ tạo CV nhanh, ấn tượng, hiệu quả.
Bí quyết “Thử - Sai – Thử lại”
Đã nghĩ là Hiếu bắt tay vào làm. Ra đời năm 2015, sau một năm phát triển, TopCV có tới hơn 100.000 người sử dụng thuộc nhiều nhóm đối tượng. Trong số này có sinh viên của hơn 150 trường ĐH, CĐ sử dụng, nhóm sinh viên sắp hoặc mới ra trường chiếm 60%.
![]() |
TopCV của Trần Trung Hiếu |
Mới đây, Hiếu và các bạn cũng vừa phát hành thêm một phiên bản dành riêng cho thị trường quốc tế. Hiếu cũng đã hợp tác với rất nhiều kênh tuyển dụng lớn cũng như các công ty công nghệ, startup để đưa ra các việc làm phù hợp, tăng kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Quá trình kết nối này được xử lý hoàn toàn tự động qua hệ thống Jobs Matching do công ty của Hiếu tự phát triển.
Hiếu cho biết mục tiêu lâu dài mà cậu hướng đến là xây dựng một hệ sinh thái về việc làm, tuyển dụng và kết nối nhân sự tại Việt Nam cũng như thị trường Đông Nam Á.
Thế nhưng, để có được những kết quả này, không ít lần Hiếu và các bạn đã gặp thất bại, chưa kể đến những chi phí cho việc “được phép sai” khi chạy sản phẩm. “Để có được sản phẩm hoàn hảo nhất thì liên tục phải thử nghiệm. Chính vì vậy việc thử – sai – thử lại để làm sao cho ra sản phẩm đơn giản, tối ưu, hiệu quả và nhanh nhất là điều không tránh khỏi”.
Hiếu cũng luôn phải vắt óc nghĩ phương án tối ưu, cắt giảm các chi phí không cần thiết và tận dụng tối đa các phương pháp marketing 0 đồng để có hiệu quả cao nhất.
“Để thành công, ngoài việc chấp nhận rủi ro, kiên trì, chịu được áp lực thì yếu tố quan trọng không thể thiếu là kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực mình hướng đến để khởi nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có một khoản chi phí kha khá để bước đầu khởi nghiệp đạt thuận lợi” - Hiếu chia sẻ kinh nghiệm.
Kinh nghiệm khởi nghiệp của Trần Trung Hiếu: Với sản phẩm:Phải liên tục thử - sai - thử lại, ra sản phẩm đơn giản, nhanh nhất có thể để người dùng test sớm nhất sau đó tối ưu dần. Với con người:Nhân sự là yếu tố rất quan trọng giúp một startup có thể phát triển. Đầu tiên cần phải tập trung, liên tục động viên tinh thần và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho mọi người trong nhóm. Chú trọng cho việc marketing: Khi đã có sản phẩm tốt cần đặt marketing lên đầu bởi như vậy sản phẩm mới tới được nhiều người dùng. |
XEM THÊM:
>> Nam sinh sau 1 năm khởi nghiệp thu nhập tháng 200 triệu" alt="Sản phẩm khởi nghiệp giúp hơn 100 nghìn người có CV ấn tượng"/>Sản phẩm khởi nghiệp giúp hơn 100 nghìn người có CV ấn tượng
Kỹ sư người Việt ở Google: ‘Chỉ cần mỗi ngày bạn cố hơn một chút’
Việc các phụ huynh Hàn Quốc quan tâm đến chuyện học hành của con cái không phải điều gì lạ lẫm. Tuy nhiên, giờ đây, độ tuổi mà họ quan tâm tới việc này thậm chí là ngay từ lúc con được sinh ra.
Cha mẹ hay băn khoăn rằng liệu mình đã “làm đủ” cho con hay chưa, đã trao cho con đủ cơ hội để khai phá những khả năng tiềm ẩn của con hay chưa. Đó là một tâm lý quen thuộc.
Nắm bắt tâm lý đó, các nhà sản xuất đồ chơi giáo dục ở Hàn Quốc hiện có những món đồ chơi dành cho trẻ 1 tuổi để dạy chúng cách lập trình.
“Tôi muốn các con gái được vừa học vừa chơi. Đó là lý do tại sao tôi mua những món đồ chơi giáo dục” – chị Lee Hyun-hwa, một bà mẹ 31 tuổi đang trò chuyện với những bà mẹ trẻ khác ở quán cà phê trẻ em (Gangnam, Seoul) vào một buổi tối thứ Ba chia sẻ.
“Tôi không mua cho con gái những món đồ chơi thông thường. Tôi không để chúng xem tivi có chiếu những món đồ chơi đó. Khi đi siêu thị, tôi cũng tránh những lối đi có bày đồ chơi” – chị Lee nói.
“Bọn trẻ không hề biết tới những món đồ chơi khác, vì thế chúng không đòi” – bà mẹ này cho hay. Với các con chị, những món đồ chơi của phương pháp giáo dục Montessori là thứ duy nhất tồn tại.
Chị Lee sử dụng bộ đồ chơi Montessori từ một công ty trong nước để giúp bọn trẻ phát triển vận động.
Bộ đồ chơi này dựa trên một phương pháp được phát triển bởi nhà giáo dục Maria Montessori cách đây hơn 100 năm. Đây là một trong những triết lý giáo dục được nhiều người theo đuổi nhất cùng với Froebel, do đó nó được áp dụng trong nhiều tài liệu giáo dục.
Một số công ty thiết kế và sản xuất đồ chơi giáo dục dành cho trẻ mầm non cũng đi theo học thuyết này. Họ thường được ủng hộ bởi Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc. Hầu hết đều nhận được các giải thưởng từ các tổ chức của Chính phủ. Một bộ đồ chơi được khẳng định là có chức năng phát triển kỹ năng vận động của trẻ có giá dao động từ 265 USD tới 700 USD.
“Với số tiền để mua được những món đồ chơi chỉ dùng một lần, tôi có thể mua được đồ chơi giáo dục với thời gian sử dụng lâu hơn” – chị Lee so sánh giữa đồ chơi giáo dục và những con búp bê, xe tải chỉ dùng trong thời gian ngắn. “Tôi muốn các con gái xem những tài liệu học tập này là một nguồn vui”.
Anh Choi He-seong, 39 tuổi, bố của cậu bé 1 tuổi cũng thích thú với cách tiếp cận mang tính công nghệ nhiều hơn này.
“Tôi cho rằng những món đồ chơi giáo dục truyền thống như phương pháp Montessori hay Froebel có giá trị riêng. Nhưng bây giờ là kỷ nguyên kỹ thuật số. Có những cách tiên tiến hơn để bọn trẻ có thể tiếp nhận tri thức” – chị Hwang, vợ anh Choi chia sẻ.
Công ty viễn thông LG Uplus mới đây đã cho ra mắt chức năng sách truyện trẻ em cho các kênh truyền hình nội trợ có kết nối với mạng lưới của họ. Phần mềm này có thể đọc được bức vẽ của trẻ và biến nó thành một nhân vật trong câu chuyện được chiếu trên màn hình tivi.
Trong khi đó, Roborobo – một công ty chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em - thì muốn dạy bọn trẻ cách viết "code", nhắm vào đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi. Công ty này được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán hạng 2 của Hàn Quốc là Kosdaq và đã cho ra mắt các sản phẩm ở khu vực Đông Nam Á.
Trên Instagram, nếu tìm kiếm cái tên Roborobo, một trong số nhiều kết quả sẽ cho ra một người đàn ông 54 tuổi đang lắp ráp robot sử dụng các sản phẩm của Roborobo. Nổi tiếng với các bậc cha mẹ, hãng này đang chuyển sang sản xuất và bán các sản phẩm robot nhằm vào trẻ em cũng như các gói mã hoá được thiết kế để ngôn ngữ máy tính trở nên “dễ dàng và vui nhộn” hơn với trẻ em.
Thị trường đồ chơi giáo dục không cho thấy dấu hiệu giảm “nhiệt” với đa dạng các lĩnh vực từ Toán cho tới Nghệ thuật, thậm chí là cả Địa lý.
Nhu cầu này của các bậc phụ huynh cũng kéo theo các xu hướng trên mạng xã hội. Một bà mẹ Hàn Quốc có hơn 100.000 lượt theo dõi trên Instagram nhờ chuyên đánh giá các món đồ chơi giáo dục. YouTube cũng có những kênh riêng để chỉ cho người xem cách làm đồ chơi.
Kim Jeong-hee – một bà mẹ có con trai 3 tuổi – nói rằng, từ trước tới nay chị chưa mua cho con bất kỳ món đồ chơi giáo dục nào, nhưng chị đang suy nghĩ rất nghiêm túc về chuyện này.
“Dù gì thì tôi cũng sẽ mua đồ chơi cho con. Vậy tại sao lại không mua những món có tính giáo dục hơn mà bọn trẻ vẫn thích thú? Cũng chẳng có hại gì cả”.
Nguyễn Thảo (Theo Korea Herald)
Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Việt Cường (hiện làm việc tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong) cùng khảo sát mới đây của mình hiện đang nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội Facebook.
" alt="Những đứa trẻ học lập trình lúc 1 tuổi"/>Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Frankfurt, 2h00 ngày 11/4
Người ta nói "ở hiền gặp lành" nhưng chị tôi lại hoàn toàn khác. Tính hiền lành, yếu đuối đã trở thành nhược điểm lớn của chị, đặc biệt từ ngày chị lấy chồng.
Chồng chị là người đàn ông chịu thương chịu khó nhưng tuyệt đối nghe lời mẹ. Đi làm được bao nhiêu tiền, anh đều đưa về cho mẹ giữ. Mỗi lần vợ và mẹ xảy ra xích mích, anh đều đứng về phía máu mủ của mình.
![]() |
Mới một đứa con nhưng chị tôi không muốn sinh thêm cháu nào nữa. Chị nói, tương lai chưa biết thế nào nên chị không muốn sinh con, làm khổ cả mình lẫn con.
Mẹ chồng ghê gớm, chồng lại nhu nhược nên chị tôi như cái bóng trong nhà. Ngoài việc làm thuê cho một quán ăn ở thị trấn, chị phải đảm nhiệm tất cả việc nhà.
Cách đây mấy năm, chị chồng của chị ly hôn, đưa 2 con về ở nhà mẹ đẻ. Vì vậy ngoài phục vụ chồng, mẹ chồng, chị tôi còn phải nấu ăn, giặt giũ cho cả chị chồng lẫn các con của chị chồng.
Chồng chị không đưa tiền chi tiêu nên các khoản tiền học, quần áo… để nuôi con và nhiều khoản chi tiêu khác, chị đều phải tự mình lo liệu.
10 năm kết hôn đã lấy hết vẻ đẹp và sự vô tư, hồn nhiên của chị. Ngoài đứa con gái nay 8 tuổi, chị không có gì trong tay.
Cách đây 2 năm, vợ chồng chị vay mượn để xây ngôi nhà 2 tầng trên mảnh đất đứng tên mẹ chồng. Bà hứa hẹn sẽ sang tên cho 2 anh chị sau khi nhà cửa xây xong. Nhưng nhà hoàn thành đã lâu, bà vẫn lần lữa không thực hiện lời hứa.
Không dám làm phật ý ai, chị đành nín nhịn cho qua chuyện. Chị nghĩ rằng, rồi sau này, bà mất đi, tài sản nào cũng sẽ là của anh và chị. Vậy mà một tình huống chị không ngờ đến đã xảy ra.
Chồng chị bị tai nạn giao thông khi đang đi giao hàng cho khách. Anh mất ngay trên đường đến bệnh viện cấp cứu. Chồng ra đi là một cú sốc lớn đối với chị. Chị khóc đến cạn nước mắt. Nhìn con gái 8 tuổi thẫn thờ ôm ảnh bố, chị chỉ muốn ngã quỵ.
Đau đớn là vậy nhưng thay vì động viên, an ủi con dâu, cách hành xử của nhà chồng khiến chị càng nhói lòng hơn. Sau đám tang, bà tổ chức họp gia đình. Trong buổi họp, bà thông báo khoản tiền người gây tai nạn đền bù và tiền phúng viếng của con trai bà được 350 triệu đồng.
Số tiền này, bà dùng 200 triệu để trả nợ ngân hàng do anh chị vay xây nhà trước đây, còn lại bà dự định gửi ngân hàng để sau này gia đình dùng vào việc cần thiết.
Bà không đả động gì đến tương lai của mẹ con chị. Những ngày tháng sau đó, chị sống lầm lũi, hàng ngày làm các công việc để phục vụ gia đình chồng. Nhưng trước đây, chị còn có chồng để làm chỗ dựa về tinh thần, nay chồng mất, chị thấy chông chênh khi ở trong mái nhà này.
Vừa rồi, bố chúng tôi ốm nặng, tôi là con gái nhưng lấy chồng xa, không đỡ đần được gì cho cha mẹ. Vì vậy chị tôi muốn về nhà chăm sóc ông một thời gian.
Chị nói với mẹ chồng về tâm tư của mình nhưng bà lại lạnh lùng đáp, việc đi hay ở của chị, bà không cấm. Thậm chí chị có thể rời khỏi nhà chồng. Nhưng nếu chị đi thì phải chấp nhận ra đi tay trắng vì từ trước nay, theo bà, chị chưa đóng góp được gì cho nhà chồng.
Chị đề nghị bà trích một khoản trong số tiền phúng viếng đám tang để chị nuôi con nhưng bà cũng không đồng ý.
Nghe mẹ chồng nói, chị uất ức vô cùng. Chồng chị vừa mất, nay nhà chồng lại đối xử phũ phàng với mẹ con chị như vậy. 10 năm qua chị hết lòng, hết sức với họ nay không lẽ lại ra đi tay trắng?
Nhưng tiếp tục sống trong mái nhà đó, liệu chị có được hạnh phúc?
Mẹ tôi mất vào một buổi chiều cuối mùa đông, trong căn nhà thuê...
" alt="Chuyện trái ngang sau đám tang chồng"/>Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Mai Hữu Quyết, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho biết, lễ hội mang ý nghĩa đưa tất cả các nghiên cứu có tính ứng dụng cao, sản phẩm sáng tạo của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đến gần hơn với đời sống người dân.
Bên cạnh đó, người dân tham gia Lễ hội sẽ được trải nghiệm các sản phẩm công nghệ mới và nhiều hoạt động bên lề đầy thú vị và bổ ích; thưởng thức các màn biểu diễn nghệ thuật, các trận đấu đỉnh cao giữa AI và con người và nhiều hoạt động giải trí khác.
Lễ hội này cũng sẽ là không gian sáng tạo cho các em học sinh trung học cơ sở, không gian khởi nghiệp sáng tạo của các nhóm Khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong và ngoài nước giao lưu, học hỏi và phát triển sản phẩm”.
Theo Ban tổ chức, điểm nhấn của sự kiện là sân khấu mở 360 độ đặt tại trung tâm Lễ hội, để khách tham quan thấy được thông tin từ sân khấu này.
Trong đó, đêm khai mạc Lễ hội, tại sân khấu 360 độ sẽ là phiên hội thảo toàn thể với chủ đề: Thúc đẩy phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, với định hướng nâng tầm trải nghiệm sống của người dân thông qua những sáng kiến đổi mới công nghệ cũng như giới thiệu sa bàn thông minh của thành phố Thủ Đức.
Sân khấu 360 độ cũng là nơi để các tập đoàn, đơn vị biểu diễn công nghệ của mình cùng các cuộc thi đổi mới sáng tạo dành cho khối học sinh và sinh viên của thành phố Thủ Đức.
Lễ hội diễn ra trong các ngày 15, 16 và 17/11, tại Công viên bờ sông Sài Gòn, thành phố Thủ Đức.
Ban tổ chức dự kiến Lễ hội sẽ thu hút 100.000 người tham gia trải nghiệm với hơn 150 gian hàng từ các tập đoàn, công ty hàng đầu và các startup tiềm năng tại sự kiện.
Thành phố Thủ Đức tổ chức Lễ hội công nghệ ngoài trời đầu tiên tại Việt Nam